1. Tính năng Phát hiện té ngã (Fall Detectio).
Trong khuôn khổ sự kiện ra mắt bộ ba iPhone 2018 của Apple, sản phẩm Apple Watch thế hệ 4 cũng được cộng đồng người dùng chú ý, không chỉ bởi thiết kế mới so với phiên bản tiền nhiệm mà còn nhiều tính năng hữu ích khác, trong đó có thể kể đến tính năng Phát hiện té ngã (Fall Detection).
Apple cho biết tính năng Phát hiện té ngã (Fall Detection) chỉ hoạt động với tình huống người dùng vô tình bị vấp hay bị tác động ngoại lực dẫn đến mất thăng bằng và ngã xụp xuống, Apple Watch Series 4 sẽ tự động phát chuông báo động và hiện 3 tuỳ chọn: Liên hệ Dịch vụ Khẩn cấp, Huỷ chuông cảnh báo nếu chủ nhân không bị chấn thương hoặc Tắt cảnh báo nếu chủ nhân không té ngã.
Ngoài ra, Apple còn giả lập 1 tình huống khác, nếu chủ nhân của Apple Watch sau cú ngã dẫn đến bất động tại chỗ trong 1 phút, thiết bị sẽ bắt đầu đếm ngược 15s và sau đó sẽ phát âm thanh lớn nhằm gây chú ý đến mọi người xung quanh, đồng thời tin nhắn khẩn cấp sẽ được gởi đến địa chỉ liên lạc chỉ định của chủ nhân được cài đặt trước đó trong Medical ID và tiếp sau nữa là một cuộc gọi cho dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp.
Trong trường hợp, Apple Watch Series 4 phát hiện người dùng có cử động, di chuyểnthì Dịch vụ khẩn cấp không được tự động gọi. Thay vào đó, để gọi trợ giúp, người dùng Apple Watch sẽ cần phải kéo nút SOS màu đỏ từ bên trái sang bên phải của màn hình
Mặc dù, đây là tính năng hữu ích nhưng Apple không đề cập đến độ tuổi mặc định sử dụng là từ 65 tuổi trở lên vốn được thiết lập dựa vào năm sinh trong tài khoản ID trên ứng dụng iOS Health. Một số chuyên gia nhận định, Apple tự động thiết lập độ tuổi 65 trở lên vì họ có khuynh hướng dễ bị chấn thương vật lý hơn người trẻ tuổi.
Nếu bạn dưới 65 tuổi và muốn sử dụng tính năng tính năng Phát hiện té ngã (Fall Detection) thì hãy truy cập ứng dụng Apple Watch trên iPhone và đi tới Đồng hồ của tôi (My Watch) –> Chạm vào nút SOS (Tap Emergency SOS) –> Chọn Phát hiện té ngã (Fall Detection).
Đây là tính năng hữu ích vì các tình huống bất ngờ té ngã hay các căn bệnh trẻ hoá tiềm ẩn như đột quỵ luôn ập đến bất ngờ tại bất kỳ thời điểm mà không lường trước ở bất kỳ độ tuổi nào. Vì thế, tính năng này được xem là trợ thủ đắc lực trong khoảng thời gian đầu tiên nhằm liên lạc khẩn cấp nhờ sự trợ giúp từ người thân nhanh chóng nhất có thể.
2.Tính năng ECG
Với bản cập nhật Watch OS 5.1.2, một trong những tính năng quan trọng nhất trên Apple Watch Series 4 là tính năng ECG (điện tâm đồ) sẽ được kích hoạt, mang đến kết quả đo chính xác hơn so với cảm biến quang học (PPG) được sử dụng trên một số thiết bị đeo thông minh hiện nay.
Apple từng ra mắt thế hệ Apple Watch Series 4 vào tháng 9 và khi đó, tính năng ECG (điện tâm đồ) được quảng cáo như là một trong những tính năng quan trọng nhất trên thiết bị này, hứa hẹn đưa vấn đề chuẩn đoán sức khỏe tim mạch lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, tại thời điểm ra mắt, tính năng này vẫn chưa được kích hoạt trên Apple Watch Series 4 và Apple đã hứa hẹn sẽ mang nó đến thông qua một bản cập nhật trong tương lai.
Theo các tài liệu mới được chia sẻ bởi MacRumors, tính năng ECG (điện tâm đồ) của Apple Watch Series 4 sẽ chính thức được kích hoạt trong bản cập nhật WatchOS 5.1.2 sắp tới. Tuy nhiên, như đã thông báo trước đây, tính năng này chỉ được kích hoạt cho người dùng tại Mỹ, do các quy định nghiêm ngặt được áp dụng trên khắp các thị trường quốc tế. Mặc dù vậy, Apple hiện đang đàm phán với chính phủ Canada để có thể đưa tính năng này ra thị trường.
Bản cập nhật WatchOS 5.1.2 hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm và mới chỉ được gửi tới các nhà phát triển. Hiện tại, Apple vẫn chưa xác nhận khi nào phiên bản chính thức của WatchOS 5.1.2 sẽ được triển khai cho người dùng, cũng như không rõ chính xác khi nào tính năng ECG mới được kích hoạt. Nhiều khả năng, Apple sẽ tung ra bản cập nhật này khi iOS 12.1.1 được ra mắt trong thời gian sắp tới.
Có thể bạn chưa biết, ECG được viết tắt của từ Electrocardiogram (điện tâm đồ), hay còn gọi là EKG. Nó là một trong những dữ liệu tim mạch đáng tin cậy nhất hiện nay, được sử dụng trong y tế để chẩn những bất thường về tim như: rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim. Dữ liệu tim được đo bằng phương pháp ECG thì chính xác hơn so với đo bằng cảm biến quang học (PPG) được trang bị trên các thiết bị đeo thông minh hiện nay.
3. Thiết kế và tính thời trang:
4. Nghe, gọi, nhắn tin tiện lợi
5. Chăm sóc sức khoẻ
6. Khả năng chống nước
Ngày càng tập trung vào sự tiện lợi và nhắm vào người tập thể dục, Apple Watch Series 4 có thể chống nước đến 50m, thay cho khả năng chịu được trời mưa, tia nước bắn như ở các thế hệ trước.
6. Ứng dụng hỗ trợ cuộc sống
Hay như cần đi mua sắm, các bạn soạn các món hàng cần mua vào ứng dụng Evernote trên máy tính hoặc điện thoại. Sau đó, mình chỉ cần đưa cổ tay lên, chạy Evernote là sẽ thấy ngay danh sách này. Bạn cứ thử tưởng tượng lúc vừa đi shopping mà vừa tick tick vào Apple Watch những thứ đã mua rồi thì tiện đến cỡ nào.
Ngoài ra, khi không có iPhone, người dùng có thể lựa chọn kết nối thiết bị với mạng WiFi (thay vì Bluetooth như khi kết nối với iPhone) để sử dụng các tính năng của nó. Tuy nhiên, Apple Watch chỉ hỗ trợ WiFi 802.11b/g/n với băng tần 2.4GHz với các tính năng:
7. Nghe nhạc
8. Vẫn là về sức khoẻ
9. Xem thông tin offline trên iPhone
10. Chức năng liên quan đến đồng hồ
Qua những điều nói trên, có thể nói Apple Watch không hẳn là thiết bị thay thế hoàn toàn cho điện thoại. Thay vào đó, xem Apple Watch là thiết bị mạnh mẽ và cực tiện lợi khi kết hợp với chiếc iPhone. Chỉ như thế thì các bạn mới khai thác được hết tiềm năng của Apple Watch và giúp cho cuộc sống của mình đơn giản, vui vẻ hơn.
NGUỒN: INTERNET